Thơ Ý Nga:
THƯƠNG MÀU CỜ VÀNG
XUÂN CỦA ĐẤT TRỜI
Hôm nay em mặc áo vàng
Nắng trời như thể cũng… vàng theo em
Trời xanh, mây trắng êm đềm
Gió giao mùa đến càng thêm yêu đời
Anh ơi! Em gọi anh ơi!
Sao không chung bóng cho đời lạc quan?
Ở nhà lổ vốn thở than
Đã “thân chùm gửi” gian nan phải hoài
Xuân người tay chẳng cầm tay
Xuân mình? Chờ đợi, tuổi …bay bay kìa
Bi quan chẳng ai sẻ chia
Nhẹ nhàng thanh thản mai kia còn về
Dựng Cờ Vàng lại cho Quê
Thăm dân trả lễ mà nghe trẻ cười
Vá lành Áo Mẹ tả tơi
Đôi ta rồi sẽ thảnh thơi tuổi già
Ý Nga, 29.5.2007
VỀ NHÉ!
Mình về nhé! Chọn con đường đẹp nhất
Về nha anh! Bằng giá trị thuyền nhân
Ngày Tự Do là ngày của toàn dân
Về mau chứ! Kẻo cờ Vàng phai sắc!
Ý Nga, 12.6.2003
“SOI GƯƠNG & SOI TÂM”
Người đi lệ chảy còn cay
Đọng hoài khoé mắt từ ngày lìa Quê
Người đi, đi mãi chửa về
Chỉ con tim, mỗi đêm mê với… Nhà
Người xa, chân bước đã xa
Mà hồn gần mãi Quê Cha “đỏ” bầm
Vàng da, vẫn khóc âm thầm
Vàng cờ, giữ sắc ươm mầm nhớ nhung
Soi gương còn biết thẹn thùng
Soi tâm còn biết Chuyện Chung rất cần
Ý Nga, 10.6.2003
-EM TÊN GÌ?
Thưa em là một vầng trăng
Nửa ngà hiu quạnh, nửa vàng mộng mơ
Về đêm em sống với thơ
Ban ngày ấp-ủ màu cờ đã mang
Dẫu chi cũng đã tiếng “Vàng”
Có cô-đơn vẫn rõ-ràng sắc tươi
Vẽ trăng em ngắm mà chơi
Làm thơ để đấy, dám mời ai xem
Người ngủ, em thức hàng đêm
Với câu thơ... dại; mình em, em buồn
Người xưa nuôi chí sắc luôn
Thì em cố-gắng sử ôn, đợi chờ
Vẽ trăng soi sáng một bờ
Bờ Vui Dân-Tộc ai ngờ được đâu
Ý Nga, 3.11.2004
DÂN MANG CÒNG, GÔNG ĐEO CỔ, KHỔ ĐEO THÂN
Thế gian muốn ở chưa về
Nên Thuyền Bát Nhã chửa hề muốn lên
Ôm hoài những tuổi cùng tên:
Cháu, em, Ba, Má; tiếng rên đạo, đời
Mai kia dừng bước thảnh thơi
Không cài áo gỗ hoa tươi, cũng… về
Hoa Vàng Sọc Đỏ mới… mê
Làm nguời tử tế, ngủ Nhà thong dong
*
Núi đồi phương Bắc canh phòng
Dựng xây bờ cõi ruộng đồng phương Nam
Dẫu về Ba Má hom hem
Cũng mừng xum họp chị em một Nhà
May ra Nghiệp Lực buông tha
Niết Bàn, Cửu Phẩm Liên Hoa… học bài
Có thân, có nghiệp nặng vai
Chỉ cần quyết chí thì mai được về
Ý Nga, 1.7.2007
----------------------------------------------
*Nghiệp Lực = sự quyến rủ của thế tục
LẠI 1 CƠN ĐAU
Tóc ướt tìm hoa nắng
Một sợi bạc về chơi
Cho thêm nét vẽ vời
Một đời người dần ngắn
Rồi ngày sau tóc bạc
Mấy sợi đen thảnh-thơi?
Chờ hoa nắng gọi mời
Rước em cùng cánh hạc?
Anh ơi! Này anh ơi!
Cơn đau tim co thắt
Và hoa nắng vờn bắt
Trên sóng tóc tung phơi
Thêm lần, tim nhõng-nhẽo
Thêm lần, em ước mơ:
Được trở về cố quốc
Vàng rực một màu cờ
Mộng mơ đưa vào thơ
Và em ngồi đợi chờ
Cơn đau bay đi mất
Bay đến tóc… bạc phơ!!
Cho chúng ta được về,
Chân vui trên Đường Quê
Đem tài ra giúp nước
Giữ trọn một lời thề
Ý Nga 15.3.2006
NHỚ GÌ?
Tặng những người đang góp sức cho Đại Cuộc
Trăng đêm tròn tự trên cao
Ánh vàng rớt xuống bờ rào
Sao không có anh cùng ngắm?
Chỉ em một mình lao đao!
Trăng buông ánh sáng ngọt ngào
Nhớ người, ôi nhớ làm sao!
Ngọn gió lạc đường vào... mắt
Biến thành... trận mưa, ôi chao!
Sáng trăng sao mưa lạ tề?
Có phải em nhớ Người Về?
Bôn ba cho tròn bổn phận
Để con cháu mai không chê
Anh ơi trăng rằm tháng Sáu
Hòa bình đã về hay chưa?
Hay vẫn tháng Tư, trăng máu
Đỏ cờ, ngộp sắc đã thừa???
Ý Nga, 13.6.2003
LẠI 1 CƠN ĐAU
Tóc ướt tìm hoa nắng
Một sợi bạc về chơi
Cho thêm nét vẽ vời
Một đời người dần ngắn
Rồi ngày sau tóc bạc
Mấy sợi đen thảnh-thơi?
Chờ hoa nắng gọi mời
Rước em cùng cánh hạc?
Anh ơi! Này anh ơi!
Cơn đau tim co thắt
Và hoa nắng vờn bắt
Trên sóng tóc tung phơi
Thêm lần, tim nhỏng nhẻo
Thêm lần, em ước mơ:
Được trở về cố quốc
Vàng rực một màu cờ
Mộng mơ đưa vào thơ
Và em ngồi đợi chờ
Mong cơn đau bay mất
Bay… đến tóc… bạc phơ
Cho chúng ta được về,
Chân vui trên Đường Quê
Gặp bạn bè thân thuộc
Giữ trọn một lời thề
Ý Nga
DỨT NIỀM ĐAU
( Họa Thơ “ Lại 1 Cơn Đau “ của thi Sĩ Ý Nga. Bài Thơ Họa này diễn tả một
cảnh tù cải tạo trong Trại Giam của Cộng Sản. Trong những ngày tháng đau thương
nhất của kiếp tù đầy, Người Chiến Sĩ Quốc Gia vẫn vững tin một ngày kia Cộng
Sản sẽ sụp đổ, Chính Nghĩa Quốc Gia sẽ toàn thắng trên quê hương Viêt Nam
yêu dấu không còn ách thống trị của Độc Tài Cộng Sản ! )
Gầy guộc phơi trong nắng
Làm thật mà ăn chơi (1)
Vài củ sắn vẽ vời
Đời chắc còn khoảng ngắn !
Chưa già tóc đã bạc
Tâm hồn vững, thảnh thơi
Tử thần vẫn chào mời
Vì khụng khiệng như hạc ! (2)
Người bạn tù tôi ơi !
Lòng đau như ruột thắt
Không thể tin bị bắt
Thà tử trận thây phơi !
Quản giáo cười nhạt nhẽo
Các anh đừng nằm mơ
Đừng bao giờ phục quốc !
Không thể xoay cuộc cờ !
Già, trai, gái, trẻ thơ
Dân Việt ới ! Xin chờ !
Rồi một ngày Cộng mất
Cờ vàng bay phất phơ !
Như Lam Sơn vọng về (3)
Đại nghĩa sáng hồn quê
Chấm dứt thời Cộng thuộc (4)
Cùng vui trọn ước thề
Đức Hùng
Hai Ngàn Lẻ Tám
Úc Châu, 23/05/2008
--------------------------------------------------------------------------------
(1) Làm thật, ăn chơi : Cộng Sản bắt tù cải tạo làm năng suất thật cao, dốc
cạn sức lực của họ. Nhưng chỉ cho ăn “ theo tiêu chuẩn “, khoai mì ( sắn )
là món chánh, nhiều khi mỗi bữa ăn chỉ được vài ba củ, thỉnh thoảng có bột
mì, cơm độn. Làm nặng mà ăn như vậy, các người tù hầu hết đều suy dinh dưỡng
trầm trọng . Những cái chết nhanh chóng, chết nhiều trong trại giam thật ra
là chết đói !
(2) Khụng khiệng : Diễn tả “ tướng đi “ của những người tù suy dinh dưỡng,
những “ bộ xương cách trí “ bước lảo đảo , gầy như những con hạc bước đi ,
đầu cố gắng cúi tìm những gì “có thể cứu sống mình được“ !
(3) Lam Sơn : Nơi tụ nghĩa xưa. Anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi cùng Lê Lợi
đánh đuổi quân xâm lược nhà Minh, lấy lại giang sơn gấm vóc Việt Nam !
(4) Cộng thuộc: Danh từ của người họa thơ. Cộng Sản thật ra là một Đế Quốc
Thực Dân kiểu mới, tự coi mình là “vô địch, bách chiến, bách thắng“, một phương
pháp cai trị loài người nói chung theo kiểu mới, có tham vọng đặt toàn thể
nhân loại thống thuộc vào nó!
TA VẪN CHỜ EM
Bao giờ em trở lại?
Tô màu cờ Triệu Trưng
Bao giờ chữ phục hưng
Phân chia đường thắng bại?
Gửi em một chút nhớ
Cộng thêm rất nhiều thương
Từ bên này sông Tương
Gửi về em đây nhỏ
Trời Sài Gòn rực “đỏ”
Lòng anh chỉ thèm riêng
Một ánh mắt ngoan hiền
Em ơi tình còn tỏ?
Em phương Trời bên đó
Quê hương vẫn còn đây
Chờ em dài tháng ngày
Chưa “Vàng” cờ trở lại
Ý Nga, 8.6.2003 |