Hai thắng lợi đầu tiên

 

Nguyễn Đạt Thịnh

 

Ông Michael Michalak được cử thay thế ông Michael Marine làm Đại sứ Mỹ ở Việt Nam là thắng lợi thứ nhất của cuộc đấu tranh dân chủ tại Việt Nam.

Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush đă đồng ư với lời đề cử ông Michael Michalak làm đại sứ Mỹ ở Hà Nội, thay thế cho ông Michael Marine măn nhiệm kỳ vào mùa hè năm nay.

Ông Michalak là một nhà ngoại giao chuyên nghiệp được nhiều người biết như một chuyên gia về Trung Quốc và Nhật Bản. Ông từng làm việc ở Australia, Bắc Kinh, Tokyo, trước khi đảm nhận chức vụ đại diện của Mỹ ở APEC từ năm 2005 đến nay.

 

 

Ông Michael Michalak. Ảnh do bộ ngoại giao Hoa Kỳ cung cấp

Với cương vị này, ông đă tháp tùng Tổng Thống George W. Bush sang Hà Nội dự hội nghị Thượng Đỉnh APEC hồi cuối năm ngoái và cách đây chừng 2 tuần lễ, ông trở lại Việt Nam để tham dự một cuộc hội thảo về phát triển kinh tế.

Michalak là một chuyên viên hơn là một chính khách; ông thông thạo 3 thứ tiếng Hoa, Nhật, Pháp, và chưa có thành tích ngoại giao nào đáng kể.

Người Việt Nam quan tâm đến việc ra đi của ông Michael Marine nhiều hơn là việc nhậm chức của ông tân đại sứ.

Nhiều người đă chỉ trích ông Marine không đại diện xứng đáng cho giá trị dân chủ truyền thống của Hoa Kỳ trong đợt Hà Nội đàn áp dân chủ mới rồi.

Thắng lợi thứ nh́ của người Việt Nam là một phái đoàn thuộc bộ ngoại giao Hoa Kỳ do ông Eric John, thứ trưởng ngoại giao đặc trách Đông Á và Thái B́nh Duơng hướng dẫn, đă đến Thanh Minh Thiền Viện vào sáng Chủ Nhật mùng 8 tháng Tư thăm Ḥa Thượng Thích Quảng Độ, Viện Trưởng Viện Hóa Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.

Việc phái đoàn bộ ngoại giao Hoa Kỳ viếng thăm Ḥa thượng Thích Quảng Độ đuợc pḥng Thông Tin Phật Giáo ở Paris tường thuật như một cuộc tiếp xúc kéo dài 2 giờ đồng hồ, và Ḥa Thượng Quang Độ đă tŕnh bày thẳng thắn với phái đoàn Hoa Kỳ về những kỳ vọng cũng như bất b́nh từ phía các nhà lănh đạo tinh thần và những chiến sĩ dân chủ, về chính sách của Hoa Thịnh Đốn đối với Việt Nam.

 

 

Ḥa thượng Thích Quảng Độ

 

Ḥa thượng Quảng Độ nói với các viên chức ngoại giao Hoa Kỳ rằng, lời tuyên bố của tổng thống Georges W Bush nhân lễ tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ 2 vào đầu năm 2005 đă gây xúc động trong ḷng người Việt, khi ông Bush nói Hoa Kỳ sẵn sàng đứng về phía những người bị các chế độ ṭan trị áp bức.

Nhưng điều này không thấy thực hiện khi tổng thống Bush đến Việt Nam tham dự thượng đỉnh APEC hồi tháng 11 năm ngoái; ông không nói ǵ đến vấn đề dân chủ và nhân quyền.

Ḥa thượng Thích Quảng Độ c̣n nói là không chỉ riêng người Việt Nam mà các dân tộc bị áp bức khác như Bắc Hàn và Miến Điện có lẽ cũng thất vọng với chinh sách ngoại giao của Hoa Kỳ.

HAI THẮNG LỢI đầu tiên của chúng ta là do chính quyền Mỹ đem lại khi họ tỏ thái độ thiên về truyền thống dân chủ của Hoa Kỳ hơn là thái độ quan tâm đến những lợi nhuận kinh tế của tư bản --thái độ họ vẫn có từ trước đến nay. Chắc chắn Hà Nội phải hiểu thái độ này là hai điệp văn rơ rệt cảnh cáo chúng.

Nhưng, như trong những bài báo đă tŕnh bày từ mấy hôm nay, Việt Cộng, vốn vô cùng gian manh, có thể đă dự đoán mọi việc đang xẩy ra, kể cả thái độ của người Việt hải ngoại nồng nhiệt yểm trợ cuộc chiến đấu bất bạo động đ̣i hỏi dân chủ trong nước lẫn những phản ứng quyết liệt của thế giới dân chủ.

Không những dự đoán đuợc, mà chúng c̣n chủ tâm bầy binh bố trận để tạo ra sự quan tâm và phản ứng vô cùng mạnh mẽ hiện nay. Chúng gia tăng bắt bớ, đàn áp; mời ngoại giao đoàn và phóng viên quôc tế đến chứng kiến, chụp h́nh, quay phim cảnh chúng bịt miệng, xiềng tay, lột áo ḍng của linh mục Nguyễn Văn Lư, rồi đàn áp xô đẩy những người đến dự tiệc trà tại tư thất đại sứ Marine, trước sự chứng kiến của chính vị đại sứ đại diện Hoa Kỳ, chỉ v́ những người khách ông mời là thân nhân của những chiến sĩ dân chủ.

Chúng cố t́nh làm như vậy để tập trung sự quan tâm của mọi người vào yêu sách đ̣i chúng trả tự do cho những người bị chúng bắt. Cao điểm của những yêu sách này là ngày 24 tháng Tư, ngày chúng đến Hoa Thịnh Đốn để đối thoại với bộ ngoại giao Hoa Kỳ về nhân quyền.

Bên trong pḥng hội nghị các viên chức Hoa Kỳ sẽ quyết liệt đ̣i chúng phải trả tự do cho tất cả những chiến sĩ dân chủ chúng đang giam giữ, và bên ngoài, trước bộ ngoại giao, người Việt hải ngoại hăng say biểu t́nh để cũng đ̣i trả tự do cho quư vị này.

Trước cao điểm phản kháng Việt Cộng sẽ nhượng bộ để tỏ thiện chí cộng tác với Mỹ và "ḥa giải" với chúng ta, người Việt hải ngoại. Chúng nhượng bộ với những thủ đoạn quen thuộc của chúng, như câu giờ, kỳ nèo, nhỏ giọt, có điều kiện, v.v… , đ? lôi kéo chúng ta và người Mỹ vào sâu hơn trong việc "thảo luận" những điều kiện vờ vịt của chúng, và quên lăng mục đích cuộc đấu tranh mà chúng ta đang yểm trợ.

Mục đích đuờng dài là nhân quyền và dân chủ, nhưng mục tiêu giai đoạn vô cùng quan trọng là tranh đấu đ̣i quyền bầu cử tự do ngày 20 tháng 5 này của cử tri Việt Nam, cái quyền đă bị Việt Cộng đánh cắp từ 32 năm nay.

Việt Cộng sẽ không nhượng bộ trên điểm này, v́ chúng ư thức rất rơ là việc mất quyền kiểm soát một quốc hội đa đảng là bước đầu đưa đến chuyện tan hàng, giải thể của đảng cộng sản.

Chúng chỉ "nhượng bộ" trong việc trả tự do cho các chiến sĩ dân chủ, v́ nhượng bộ này không làm chúng mất mát ǵ cả. Chúng chỉ bắt vào rồi thả ra, trong lúc chúng tránh né đuợc việc phải trả lá phiếu lại cho người cử tri Việt Nam đă quá chán ngán cảnh "đảng cử dân bầu".

 

Nguyễn Đạt Thịnh